Luật Quản lý nợ công của Quốc hội, số 20/2017/QH14
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Số công báo: | Đã biết |
Số hiệu: | 20/2017/QH14 | Ngày đăng công báo: | Đã biết |
Loại văn bản: | Luật | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 23/11/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán |
Tóm tắt văn bản: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm về nợ công
Đây là nội dung mới quy định tại Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2017, có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý nợ công của cơ quan, tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nợ công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
Cũng tại Luật này, Bộ Tài chính được giao trách nhiệm là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công với các nhiệm vụ chính như: Thực hiện cấp phát vốn cho các chương trình, dự án đầu tư từ vốn vay của Chính phủ; Cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; Quản lý Quỹ tích lũy trả nợ; Quản lý Danh mục nợ, thực hiện Đề án cơ cấu lại nợ, xử lý rủi ro theo Quyết định của Thủ tướng…
Đáng chú ý, Luật quy định 03 đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, gồm: UBND cấp tỉnh; Đơn vị sự nghiệp công lập và Doanh nghiệp. Bên vay lại phải có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định.